Nhận xét chủ đề và truyện Lộc_Đỉnh_ký

Kim Dung
Tiểu thuyết
PhiTiếu
TuyếtThư
LiênThần
ThiênHiệp
Xạ
BạchBích
鹿 LộcUyên
Truyện ngắn
越女劍 Việt nữ kiếm

Cuốn tiểu thuyết võ hiệp này đặc trưng ở chỗ nhân vật chính xuất thân hèn kém và hoàn toàn không phải người chính trực. Vi Tiểu Bảo là một nhân vật có khắc họa khá đặc biệt, tuy không biết chữ, chẳng biết võ công, nhưng nhờ có miệng lưỡi trơn như mỡ, óc thực dụng, tính ích kỷ, tiểu nhân điển hình cộng với đầu óc linh hoạt ứng biến nhanh nhạy mà hắn đạt được nhiều thành công, danh lợi. Vi Tiểu Bảo có những nét hao hao giống những nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng: trọng tình nghĩa bạn bè, bị đưa đẩy vào những tình thế tiến thoái lưỡng nan, yêu một cuộc sống bình dị... nhưng cũng bao gồm những tính khác như tiểu nhân gian xảo, mưu mô thủ đoạn... Qua đó Kim Dung cũng xây dựng một nhân vật điển hình cho một bộ phận dân tộc Trung Quốc tương phản với AQ của Lỗ Tấn.

Việc thiếu vắng giá trị tốt tuyệt đối cũng như xấu tuyệt đối trong cuộc sống thực tế được phản ánh trong Lộc Đỉnh ký. Không còn nữa chiều hướng dân tộc chủ nghĩa như là một phần chính yếu trong các tiểu thuyết trước của Kim Dung. Trong bộ ba tiểu thuyết Xạ Điêu tam bộ khúc (đặt vào bối cảnh sự đi xuống của nhà Tống) và thậm chí trong Thư Kiếm Ân Cừu lục (đặt trong bối cảnh giữa thời Thanh, thời trị vì của Hoàng đế Càn Long), những kẻ xâm lược từ miền Bắc luôn bị coi là kẻ xấu, những bộ lạc chuyên gây chiến tranh nhòm ngó mảnh đất Trung Nguyên màu mỡ khi người Hán suy yếu. Chỉ trừ một ngoại lệ, trong Bích huyết kiếm, Hoàng đế khai quốc nhà Thanh là Thái tông Hoàng Thái Cực được miêu tả là khôn ngoan, dũng cảm, công bằng và nhân ái trái ngược với bên phía nhà Minh như Hoàng đế Tư Tông Sùng Trinh và thủ lĩnh nghĩa quân Lý Tự Thành tham lam, tàn nhẫn và dễ bị lừa.

Thay vào đó, trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã làm mờ ranh giới giữa cái trắng và cái đen truyền thống, giữa người Hán và các bộ lạc ngoài biên ải, khắc họa hình ảnh Hoàng đế Mãn Châu Khang Hy như một người trị vì thông minh, biết quan tâm đến dân chúng dù họ không luôn luôn ủng hộ mình. Đôi khi ông tàn nhẫn nhưng xét đến cùng những hành động của ông nâng cao đời sống của người dân, ông vẫn là một đấng minh quân (Khang Hy được sử sách ghi nhớ như là một trong những vị vua Trung Quốc vĩ đại nhất).

Tuy nhiên bộ sách cũng lên án nặng nề những vụ án văn tự ngục vào thời nhà Thanh, điển hình là chuyện bị khám nhà diệt tộc của nhà họ Trang ở đầu truyện. Trang Đình Long biên soạn bộ Minh sử, vì trong đó có nhiều câu chê Thanh khen Minh mà bị tên Ngô Chi Vinh tố giác, cuối cùng cả nhà nam phải chịu chém đầu nữ phải bị lưu đày, bản thân tuy đã chết nhưng vẫn bị mở quan tài băm xác, người biên soạn chung, người đã đọc và người bán sách đều phải chịu chung số phận. Trong thời đại phong kiến không có nhân quyền, kẻ dám có lời phỉ báng, thậm chí chỉ có lời bất mãn với chính quyền thì đều phải nhận cái kết thảm khốc, vì để giữ vững giang sơn thì ai cũng có thể giết, dù là nổi tiếng Anh minh nhân từ như Khang Hi cũng không ngoại lệ.

Mặt khác, phong trào yêu nước phản Thanh phục Minh lại đặt sự hy vọng và ngu trung vào vương gia bất tài Trịnh Khắc Sảng ở đảo Đài Loan, chiến đấu cho nguyện vọng không hòa hợp với mong muốn của người dân. Phong cách này hầu như đối lập hoàn toàn với những lập trường mà Kim Dung đã từng thể hiện trước đó.

Về cuối truyện, Tiểu Bảo tuyên bố một câu về tính thực dụng tựa như "Mèo trắng mèo đen không thành vấn đề, miễn bắt được chuột là mèo tốt" (câu trích từ lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình). Nguồn gốc, sắc tộc của người lãnh đạo có thành vấn đề không nếu họ đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết?

Nói một cách trung thực, người Mãn Châu thực tế đã giết hàng vạn người Hán và tàn phá Trung Quốc thời gian đầu, một nguyên nhân dẫn đến những nổi loạn của Thiên Địa Hội nhằm dựng lại quyền lực của những vị vua người Hán. Nhưng trong khi đó, họ (những thành viên của Thiên Địa Hội) lại quên mất mong muốn của người dân thường là sống hòa bình và thịnh vượng. Sự cuồng tín của Thiên Địa Hội phản ánh thế giới trong đó con người bị chia rẽ một cách bạo lực bởi ranh giới tín ngưỡng, tôn giáo và sắc tộc.

Chủ nghĩa thực dụng, những ý tưởng thực tế và rất nhiều chủ đề đã đóng góp vào thành công của Lộc Đỉnh ký mà nhiều người đã đánh giá là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Kim Dung.

Liên quan